Pháp Bảo
Nương vào pháp môn này của Phật thì bệnh sẽ chấm dứt và thân không còn đau khổ nữa (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu). Pháp môn này của Phật đem lại lợi ích cho đời, cho xã hội như vậy nên được gọi là Pháp Bảo.
PHÁP BẢO là những kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy, được kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Pháp Bảo của Phật là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: “Tự lực thắp đuốc lên mà đi”.
hi sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút, từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này.
Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp thì người đó đã hiểu biết Phật pháp nên không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họ được.
Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ diệt sạch, họ không để trong tâm của họ một chút phiền não, họ luôn thấy phiền não là vô thường, là sự đau khổ.
Công năng của Pháp Bảo là tự lực ngăn ác diệt trừ ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ. Chúng ta phải y chỉ nương tựa vào 37 phẩm trợ đạo để tu tập đến chỗ viên mãn mà cốt lõi của nó là “Giới – Định – Tuệ” trong Tám Đường Chánh Đạo.
Chúng ta phải sáng suốt phân minh những giáo pháp nào không có phương pháp hành trì cụ thể ngoài ý thức hiểu biết của con người, tha cầu bạc nhược, không có công năng của Pháp Bảo, không tiến dẫn con người từ chỗ sống thiếu đạo đức, sống mê mờ phiền khổ đến chỗ đạo đức thanh lương, làm chủ lão bịnh tai ương sinh tử thì đó không phải là Pháp Bảo, không phải là “Chánh Phật Pháp”, không phải là bốn chân lý Tứ Diệu Đế và 37 phẩm trợ đạo của Phật Giáo….
Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông như biết chuyện quá khứ vị lai, biến hoá tàng, phóng quang, đi qua đá, qua tường, qua núi, v.v...
Gợi ý
-
Pháp
Nghĩa chữ Pháp rất rộng rãi, mênh mông, vô cùng, vô tận. Nó chỉ cho vạn hữu và mọi sự việc, mọi tâm niệm đã khởi, mọi cảm thọ đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Pháp chỉ cho tất cả mọi sự hiểu biết của cổ...
-
Pháp bất tịnh
là pháp cấu uế, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi, v.v…
-
Pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác
tu trong những oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, ăn, uống, ngủ nghỉ, nhanh chậm và hơi thở bình thường, dài, ngắn đều tu tập được cả. Trong kinh Phật dạy dùng sức “Bình tỉnh” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn...
-
Pháp danh cho Phật tử
đều có ý nghĩa của sự tu hành, phải thưa hỏi rõ ý nghĩa pháp danh của mình.
-
Pháp Độc Cư
chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Đầu, giữa và cuối cùng. 1- Giai đoạn đầu: Độc cư giới tức là giữ gìn độc cư theo giới luật (phòng hộ sáu căn theo giới luật), 2- Giai đoạn giữa: Độc cư Định tức là giữ gìn hạnh độc cư...
-
Pháp động
Vạn hữu trong vũ trụ lúc nào cũng động. Tư tưởng của chúng sanh cũng vậy, từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, suốt cả một đời người không bao giờ có được những phút giây dừng lặng, ngoại trừ lúc ngủ say.Tâm chúng sanh vốn không giận hờn...
-
Pháp hành thiền định
(của Phật giáo) Phương pháp tu này chỉ cần không làm theo dục tham, dục sân, dục si... thì cuối cùng thân ngũ uẩn này như thật không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.
-
Pháp hiện tiền
Dẫn chứng giáo pháp và lời dạy của Đức Phật để dứt sự rầy rà.
-
Pháp Hoa Tông
đã biến Phật giáo thành một tôn giáo phi đạo đức, khiến mọi người làm tội ác tày trời mà vẫn có đức “Bồ Tát Quan Thế Âm” phò hộ. Được xem đây là một giáo phái ngoại đạo đả phá nền đạo đức nhân quả của đạo Phật tận...
-
Pháp hướng tâm
là pháp Như Lý Tác Ý, là phương cách dẫn thân tâm vào chỗ giải thoát. Nó là một pháp môn rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật Giáo. Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn luyện tâm, pháp môn dẫn tâm. Pháp Hướng Tâm là pháp...
-
Pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết
Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.Tác...
-
Pháp môn của Phật
là pháp xả tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm; là pháp môn vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp; pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp; pháp môn toàn thiện; pháp môn đạo đức nhân bản không làm khổ...
-
Pháp môn Như Lý Tác Ý
dùng để tu tập tâm vô lậu. Khi tu tập để diệt trừ lậu hoặc với tri kiến, với phòng hộ, với thọ dụng, với kham nhẫn, với tránh né, với trừ diệt và với tu tập, thì đều phải dùng pháp Như Lý Tác Ý. Nếu không dùng pháp...
-
Pháp môn Tịnh Độ
gồm có: lục tự Di Đà, do thiền sư Huệ Viễn lập Liên Trì thư xã và sớ giải kinh Tịnh Độ.
-
Pháp môn Tứ Chánh Cần
dạy sinh thiện, tăng trưởng thiện, là tâm bất động. Niệm này không nên diệt mà phải tăng trưởng, sống cho được với tâm bất động này, còn tất cả niệm (niệm ác, niệm thiện) khác đều diệt sạch. Khi tâm khởi ra niệm thì phải mau mau đình chỉ...
-
Pháp môn Tứ Niệm Xứ
rất tuyệt vời, tu là thấy kết quả ngay liền, tu tập là có những thần lực siêu việt không thể nghĩ bàn. Khi tu pháp môn Tứ Niệm Xứ tâm luôn tỉnh thức không niệm, ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Pháp môn Tứ Niệm Xứ khi tu...
-
Pháp môn ức chế tâm
tất cả các pháp môn Thiền: Thiền Đông Độ, Đại Thừa, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Minh Sát Tuệ, v.v... đều là pháp môn ức chế tâm. Các vị thiền sư tu theo các pháp môn ức chế tâm, sai pháp Phật, nên đều nhập định tưởng.Vì nhập vào định...
-
Pháp nhãn thanh tịnh
là đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh...
-
Pháp như lý tác ý
là pháp Hướng Tâm, là pháp môn dẫn tâm vào đạo. Nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà ngăn và diệt được ác pháp; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà phòng hộ được sáu căn; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà giữ gìn tâm tương ưng với Niết...
-
Pháp Phật
là giáo lý của Đức Phật, là sự thật, là chơn chánh (Tâm toàn Thiện).Đức Phật là một nhà sư phạm truyền đạt tư tưởng đạo đức rất cẩn thận kỹ lưỡng, làm cho mọi người tiếp thu một cách dễ dàng. Tuy Phật giảng rất kỹ, nhưng đầu óc...